Vèo cái đã 2 tháng kể từ ngày tôi viết bài đầu tiên. Tôi không nghĩ là mình có thể viết được như vậy. Đặc biệt là những bài tiếng anh. Viết lách khiến tôi tự tin hơn và suy nghĩ mạch lạc hơn.
Bài này tôi sẽ viết về cách tôi xử lý một ý tưởng mơ hồ và biến chúng thành nhiều chữ như nào.
Bố cục bài viết
Tất cả các bài viết của tôi dù là tiếng anh hay tiếng việt đều follow theo một structure nhất định gồm có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Đôi lúc, phần kết bài không cần thiết, có thể lược bỏ. Phần mở bài và thân bài thì luôn có.
- Phần 1: Mở bài bao gồm 1 đến 3 đoạn ngắn nói về lý do viết bài và chủ đề của bài viết.
- Phần 2: Thân bài luôn được chia thành các đầu mục lớn nhỏ
- Phần 3: Kết bài bao gồm tài liệu tham khảo, kết luận hoặc một đoạn tái bút.
Phát triển ý tưởng
Từ một ý tưởng ban đầu, có thể là một từ, một cụm từ hay một câu hoàn chỉnh, tôi sẽ gạch đầu dòng các ý chính.
Ví dụ ở bài viết này, ý tưởng ban đầu là Cách tôi viết một bài blog. Sau đó, tôi phát triển một dàn ý sau một hồi tẩy xóa như này.
|
|
Nguyên tắc viết của tôi
Tôi sẽ lấy đại một con số để bạn hình dung. Từ 20 bài bất kỳ tôi đọc, 5 ý tưởng được ra đời. Sau 1 hồi tẩy sửa gạch xóa trên giấy thì chỉ còn đúng 1 ý tưởng có thể viết thành bài.
Chất lượng của bài viết ấy phụ thuộc vào chất lượng của 20 bài mà tôi đọc. Nếu tôi chỉ đọc những bài lá cải, thì bài viết của tôi sẽ không có giá trị. Đúng với quy luật “Garbage in - garbage out”.
Tôi nghĩ bố cục bài viết của tôi ảnh hưởng nhiều từ quy tắc 2552 trong cuốn 7.5 writing guaranteed của tác giả Kiên Trần. Nội dung của quy tắc 2552 nói rằng
Đoạn essay nào cũng có 14 câu. Không hơn không kém…
2552 nghĩa là
- 2 câu Intro
- 5 câu cho Body 1
- 5 câu cho Body 2
- 2 câu cho Conclusion
Tổng 14 câu.
5 câu cho phần body sẽ có chức năng như sau
- Topic sentence
- Supporting idea 1
- Example or cause-effect for Sentence 2
- Supporting idea 2
- Example or cause-effect for Sentence 4
Tôi cải tiến một chút vẫn giữ nguyên 3 phần vì tôi thấy bố cục như vậy rất hợp lý. Phần thân bài sẽ tách nhỏ thành các mục như kiểu Body 1 và Body 2. Thay vì giới hạn 5 câu cho mỗi body thì tôi giới hạn số câu trong một đoạn. Nghĩa là mỗi đoạn văn đều có từ 1 đến 4 câu và phải diễn đạt một ý tưởng nào đó.
Nói thật là phải tới khi viết cái bài này thì tôi mới nhận ra được điểm chung về câu trong tất cả những bài trước của mình. Khi bạn viết càng nhiều thì mọi thứ diễn ra càng tự động.
Tôi luôn dẫn nguồn trong tất cả bài viết có chứa quan điểm của người khác. Tôi nghĩ dẫn nguồn là một cách thể hiện mình tôn trọng tác giả, tôn trọng tri thức và bài viết của mình có uy tín hơn.
Nhiêu tờ báo việt chưa chất lượng vì họ chưa dẫn nguồn cho những bài họ viết. Rất nhiều bài viết về sức khỏe, có dẫn số liệu nói rằng ăn X giúp cải thiện Y tới ZZZ lần nhưng chỉ ghi “Nguồn: Internet” hoặc “Theo báo XXX”. Không hề có đường link nào dẫn tới nguồn đáng tin cậy.
Chúng ta cần có những bài viết chất lượng hơn. Đồng thời, bản thân độc giả cũng nên thay đổi. Hãy “khó tính” lên, nghi ngờ đi, đừng vội tin vào những thứ không rõ nguồn gốc. Kể cả khi có nguồn. Nếu được hãy kiểm tra cả độ chính xác của nguồn đó. Ai là tác giả? Độ uy tín của tác giả như nào?