Bài này tôi viết về một số bài học từ cuốn Ruột ơi là ruột của nhà khoa học trẻ người Đức Giulia Enders.
1. Nên chuyển dần sang ăn ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, bột mỳ lứt, …)
Lượng đường (sugar) chứa trong bánh mỳ trắng được tiêu hóa khá nhanh bởi các men tiêu hóa. Trong khi đó bánh mỳ ngũ cốc nguyên cám được tiêu hóa chậm hơn và không gây tăng đường huyết tức vì chứa các phân tử đường có cấu tạo phức tạp hơn. Vấn đề của việc tăng đường huyết tức thì là sư gia tăng đột ngột của các hormones để phục hồi trạng thái cân bằng, trong có insulin, khiến cơ thể thấy mệt mỏi. Bạn đã bao giờ thấy mệt mỏi hơn và buồn ngủ hơn sau một bữa ăn chưa? Chính là lý do này đấy.
Đường còn là thứ chất dễ dàng biến đổi thành mỡ, chỉ cần ghép các phân tử đường và chúng ta dễ dàng có một phân tử mỡ. Bạn có thể xem thêm về carbs và chất béo ở đây. Chả tự nhiên mà chế độ ăn low-carb ra đời và các chị em thì lại giảm béo bằng cách hạn chế đồ ngọt.
2. Hạn chế đồ chiên dán ngập dầu
Axit béo trong dầu có thể bị biến đổi cấu trúc hóa học do nhiệt độ cao. Khi rán nên dùng dầu chứa nhiều chất béo bão hòa vì chúng ổn định hơn ở nhiệt độ cao nhưng lại không hề có lợi cho tim mạch. Theo tổ chức tim mạch thế giới, chất béo bão hòa ảnh hưởng tới lượng choresterol, làm gia tăng bệnh tim.
Nguồn: https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/fats/saturated-fats
Bên cạnh đó, các loại dầu nguyên chất còn bị oxy hóa nhanh do có khả năng bắt giữ các gốc tự do trong không khí. Các gốc tự do này khi được tiêu hóa sẽ bám vào bất cứ đâu trong cơ thể, gây ra tình trạng viêm nhiễm của mạch máu.
3. Phân nói nhiều về sức khỏe của bạn
Tôi có thói quen quan sát phân từ sau khi đọc cuốn này. Cũng phải mấy năm. Nghe thì có vẻ khá buồn cười. Nhưng mỗi lần tôi bị ốm hoặc lo lắng, stress thì phân của tôi cũng “có vấn đề”.
Màu tự nhiên của phân người nằm trong khoảng màu từ nâu tới nâu-vàng. Nước tiểu cũng có xu hướng màu vàng. Lý do là một phần của máu chuyển từ màu đỏ -> xanh lá -> vàng, tiếp đó, được bài tiết quá đường nước tiểu, rồi đi qua gan. Ở đó, vi khuẩn làm thay đổi màu thành nâu.
Màu nâu nhạt tới vàng: có thể bạn đang mắc hội chứng Gilbert. Nguyên nhân là một trong các loại men them gia vào quá trình phân hủy của các tế bào máu chỉ hoạt động 30% công suất. Hội chứng này không nguy hiểm, chỉ có một tác dụng phụ là giảm dung nạp với acetaminophen. Nguyên nhân khác có thể do rối loạn hoạt động các vi khuẩn đường ruột.
Màu nâu nhạt tới xám: bạn nên đi khám bác sỹ ngay vì có thể các sắc tố không đi được vào phân do tắc nghẽn giữa gan và ruột.
Màu đen hoặc đỏ: màu sắc của phân không được tạo ra do các sắc tố vi khuẩn chuyển thành màu nâu, mà do có sự hiện diện của huyết cầu toàn phần trong ruột. Bạn nên đi gặp bác sỹ trừ khi bạn ăn phải đồ ăn có màu đỏ ví dụ củ cải đường, củ dền, thanh long ruột đỏ.
Biểu đồ Bristol đánh giá phân dựa trên độ cứng, chia thành bảy nhóm. Phân ở nhóm 3 hoặc 4 chứng tỏ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các loại khác đều không tốt.
Cuốn sách này còn nhiều đều thú vị nữa cơ. Nếu bạn thích có thể tìm đọc nhé. Happy reading!