Featured image of post IELTS Speaking Handbook - Chapter 2 - Understand the exam

IELTS Speaking Handbook - Chapter 2 - Understand the exam

IELTS Speaking Handbook - Chapter 2 - Understand the exam

Kiên Trần là người có ảnh hướng lớn nhất tới lối tư duy học tiếng anh của tôi. Tôi nghĩ muốn giỏi tiếng anh hay bất kỳ lĩnh vực gì, đầu tiên, bạn phải vượt qua được trở ngại niềm tin, tức là bạn phải THỰC SỰ TIN là mình có thể làm được.

Đọc sách Kiên sẽ giúp bạn TẨY NÃO, khiến bạn tư duy tốt hơn và không còn phải HỌC tiếng anh một ngày nào. Sách không dùng các ví dụ khô khan như các giáo trình tiếng anh thông thường. Với hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi cuốn sách của Kiên là một thế giới tràn đầy màu sắc, năng động, và thể hiện rõ tinh thần Bốn chấm không.

Tôi đã đọc hết tất cả các sách của anh. Tuy nhiên, không phải nhận định nào của tác giả tôi cũng đồng tình, tôi sẽ chắt lọc ra những cái phù hợp với mình và bỏ qua toàn bộ cái còn lại.

Nào giờ thì chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức một phần chương 2 của cuốn sách số 8 - **IELTS Speaking Handbook - Understand the exam **

Nội dung sách

Thi Speaking sẽ gồm 3 phần. Phần 1 phần 2 và phần 3.

Section 1: Warm-up.

Tại sao lại có section 1 cho warm up?

Bởi làm gì có ai sẵn sàng ngay lập tức.

Trên đời này có 2 người lạ gặp nhau, bạn và giám khảo. Sẽ thật awkward cho cả bạn và giám khảo nếu như bắt đầu test ngay lập tức.

Chính vì vậy người ta rất thông minh khi phát minh ra cái section 1 giúp cho bạn và cả giám khảo bình tĩnh.

Ơ này, không phải chỉ có mỗi BẠN cần bình tĩnh, GIÁM KHẢO cũng rất cần bình tĩnh.

Nhân tiện, nếu bạn đang đọc cuốn sách này của mình, khả năng cao bạn là một học sinh “ngoan” – theo nghĩa là overly nice/friendly.

Bạn biết không, đây là điều làm cho bạn có lợi thế hơn rất nhiều những người khác ở các vùng văn hoá khác. Họ quậy hơn và đôi khi còn annoying. Bạn nice và đó là một lợi thế giúp cho giám khảo bình tĩnh.

Hãy nhớ nhiệm vụ của bạn là làm cho giám khảo bình tĩnh, thay vì bạn mong giám khảo làm bạn bình tĩnh.

Vì bạn muốn bản thân bạn ở thế chủ động, bạn muốn bạn cầm đằng chuôi. Suy nghĩ trong đầu bạn không phải là “Liệu giám khảo có nice với mình không nhỉ?”. Suy nghĩ trong đầu của bạn nên là “Mình phải làm gì để làm giám khảo bớt lo lắng và bình tĩnh hơn.”

Hãy luôn luôn suy nghĩ như vậy trong suốt quá trình thi.

“Hmm, ông ta có vẻ hơi run, chắc ông ta ngại mình”

“Làm thế nào để giám khảo bớt run?”

“Làm thế nào để giám khảo bình tĩnh hơn?”

“Mình sẽ phải nice và nói chậm lại để giám khảo bớt lo lắng.”

Got it?

Bình luận về chương 2

Ai cũng biết bài thi IELTS Speaking đều có 3 phần. Điều khác biệt làm nên dấu ấn của tác giả ở chương 2 này là cách tư duy làm cho giám khảo bình tĩnh. Một cú lừa bộ não thật khôn khéo rằng bạn đang là người nắm quyền ở đây. Bạn không phải đi thi nữa. Bạn đang ở nhà, chém gió với người ở cửa dưới của bạn.

Tôi đã đọc một cuốn sách mô tả rằng chúng ta có thể tự tưởng tượng ra những hình ảnh và tin rằng chúng là những sự kiện có thật.

Một người phụ nữ hồi tưởng lại quá khứ rằng mẹ cô ấy mất vì trượt chân xuống hồ bơi khi cô còn bé. Cô đã khẳng định với các nhà khoa học rằng những ký ức đấy hoàn toàn là sự thật. Nhưng rất lâu sau đó, khi tìm được những người chứng kiến cái chết của mẹ cô thì họ phát hiện là bà bị bệnh qua đời chứ không phải như những gì cô gái vẫn tin.

Con người có khả năng bóp méo ký ức và hoàn toàn tin tưởng điều này là sự thật. Tôi cũng hay dùng phương pháp này để khiến bản thân mình làm những điều đúng đắn nhiều hơn.

Ví dụ, tôi rất lười đọc textbook, vừa dài (cỡ trên 600 trang) và lại khó. Tôi tưởng tượng rằng mình rất quý tác giả, yêu tất cả những gì tác giả làm, ngắm hình tác giả, xem websites, nghĩ về cái bìa sách thật là ngầu… Kiếm mọi lý do để thích cuốn sách này và vờ như mình rất đam mê nó.

Lúc đầu, tôi sẽ thấy hơi gượng nhưng sau khi đã luyện tập nó một thời dài thì tôi có thể làm việc này một cách tự động. Tôi đã đọc xong được 2 cuốn textbooks vào năm ngoái nhờ phương pháp này.

Tôi nghĩ là việc đọc những cuốn trộn lẫn Anh-Việt kiểu này giúp ích cho tôi khá nhiều trong việc tư duy từ vựng. Đây là lối tư duy thông thường của đa số người học tiếng anh. Phải trải qua 2 bước thì thông tin mới tới não để xử lý.

1
Tiếng anh -> Tiếng việt -> Thông tin trong não

Còn đây là cách bạn tư duy khi đọc sách của Kiên.

1
Tiếng anh -> Thông tin trong não

Giả sử bạn đọc câu

Sẽ thật awkward cho cả bạn và giám khảo nếu như bắt đầu test ngay lập tức.

Ồ có một từ tiếng anh và nếu bạn không biết nghĩa của từ thì bạn hoàn toàn có thể đoán được là “bất tiện”.

1
awkward -> Cảm giác lúng túng, xấu hổ trong não

Thay vì

1
awkward -> Tra nghĩa tiếng việt -> Cảm giác lúng túng, xấu hổ trong não
Licensed under CC BY-NC-SA 4.0
Built with Hugo
Theme Stack designed by Jimmy