Chào mọi người, vèo cái đã tới ngày 50. Vậy là tôi đã đi được một nửa quãng đường rồi.
Mọi người có gợi ý gì cho thử thách sắp tới thì comment vào bài nhé.
Trong bài này, tôi sẽ trích ra một vài ghi chú từ cuốn How emotions are made của Lisa Feldman Barrett. Đây là cuốn sách đầu tiên của năm 2022.
Tôi đọc cuốn này vì muốn hiểu hơn về cảm xúc. Tôi nghĩ lời khuyên Gác cảm xúc sang một bên tới từ sự thiếu hiểu biết hơn là từ sự thấu hiểu. Đây là ví dụ điển hình của xu hướng né tránh những thứ mà bản thân chưa rõ và che đậy nó bằng từ ngữ hoa mỹ.
The theory of constructed emotions vs The classical view
Tác giả phát triển một lý thuyết kiến tạo xã hội (a social constructionist theory) tên là Lý thuyết về cảm xúc được xây dựng - The theory of constructed emotions.
- Lý thuyết về cảm xúc được xây dựng nói rằng não của bạn tạo nên mọi thứ bạn trải nghiệm, bao gồm cả cảm xúc của bạn.
Your brain invisibly constructs everything you experience, including emotions.
- The classical view: Sự kiện bên ngoài thế giới kích hoạt cảm xúc của chúng ta.
The classical view is intuitive - events in the world trigger emotional reactions inside of us.
The myth of universal emotions
Một trong những luận điểm nêu ra ở The classical view là nhận dạng cảm xúc là phổ biến (universal).
Emotion recognition is universal.
Tức là giả sử bạn cho một người Mỹ và một người Việt Nam hay một ai đó từ những nền văn hóa khác nhìn vào bức ảnh có hình một cô gái vẻ mặt “buồn” thì họ cùng phải nhận thức được rằng là người trong ảnh đang “buồn”.
Tuy nhiên, khi thực hiện những thử nghiệm với những nhóm người từ nhiều nền văn hóa khác nhau thì nhóm của Lisa lại nhận thấy tỷ lệ trả lời đúng là 58%, rất thấp. Một vài cảm xúc dễ bị nhầm lẫn với nhau khi chỉ nhìn vào khuôn mặt như sợ hãi, ngạc nhiên, tức giận.
Họ kết luận rằng nhận dạng cảm xúc phụ thuộc vào cả ngữ cảnh (context) và nhiều yếu tố phức tạp khác chứ không hề “universal”.
Emotion concepts
Não bạn liên tục tạo ra khái niệm cảm xúc (emotion concepts). Khi nhắc tới “buồn rầu”, các nerouns của bạn sẽ lục tìm những ký ức phù hợp với từ “buồn”.
Đối với một đứa trẻ mới sinh (infant), chưa hề có các khái niệm cảm xúc. Việc hình thành các khái niệm của bé tới từ việc quan sát thế giới. Nếu mẹ “cười” tức là mẹ đang “vui”. Khi “có nước trên mắt mẹ” thì chắc là mẹ “buồn”.
Khái niệm cảm xúc bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa và môi trường sống.